Khác với các vật liệu truyền thống, trong công nghệ composite nhất thiết phải có khuôn. Sau khi tách khỏi khuôn thì sản phẩm có bề mặt (một mặt hoặc cả hai mặt) bóng láng, màu sắc đa dạng, đẹp, hoàn chỉnh không phải sơn phủ hay trang trí gì them (với gỗ, sắt thép, v.v… phải đánh vecni hoặc sơn phủ) đồng thời rất bền màu.
Khuôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng, vẻ đẹp của sản phẩm. Công nghệ điển hình, được áp dụng rộng rãi nhất là công nghệ đúc tiếp xúc, gồm 2 loại:
- Trải lớp bằng tay (Hand lay up): hoàn toàn thao tác bằng tay.
- Trải lớp bằng phun bắn (Spray up): chất xúc tác, resin và sợi thủy tinh được phun bắn đồng thời trên bề mặt khuôn để tạo các lớp gia cường nhờ thiết bị chuyên dùng được gọi là “súng” phun.
Hai công nghệ nêu trên đều được gọi là công nghệ đúc tiếp xúc (contact molding) chỉ cho ta sản phẩm bóng láng một mặt.
Để có sản phẩm bóng nhẵn cả hai mặt người ta sử dụng các công nghệ sau đây:
- Công nghệ đúc chuyển resin RTM (Resin transfer moulding).
- Công nghệ đúc nén (Compression moulding)
- Công nghệ quấn sợi (Filament winding).
- Công nghệ đúc kéo (Fultrusion).
- Công nghệ tạo lớp liên tục (Continuous laminating).
- Công nghệ đúc vữa thủy tinh (Plaster glass).
- Công nghệ ép phun (Injection moulding thermoplastics).
- Công nghệ ép phu phản ứng RRIM (Reinforced reaction injection moulding).
Nhờ có nhiều loại công nghệ khác nhau nên các nhà sản xuất dễ dàng lựa chọn công nghệ để tạo ra các sản phẩm thiết kế mong muốn.
Nói chung các công nghệ composite đều sử dụng động cơ điện, khí nén, không có nước thải, khí thải, không ồn ào, phế liệu chủ yếu là các bavia rắn cắt bỏ từ sản phẩm, cho nên không ảnh hưởng đến môi trường.
Theo Th.S Nguyễn Đăng Cường.
TOTICO
Phân phối & cung cấp Vật liệu composite - Nhựa compostie TOÀN QUỐC từ 2005
nhựa composite, vật liệu composite, bồn composite, composite polymer, nhựa polyester, bọc phủ composite
nhựa composite, vật liệu composite, bồn composite, composite polymer, nhựa polyester, bọc phủ composite