TOÀN TIẾN cung cấp vật liệu composite

Sản xuất cano composite

TOÀN TIẾN cung cấp vật liệu composite

Sản xuất bồn rửa mặt composite, bồn tắm composite,...

TOÀN TIẾN cung cấp vật liệu composite

Cung cấp vật liệu composite cho các công trình, khu công nghiệp.

TOÀN TIẾN cung cấp vật liệu composite

Sản xuất bồn chứa axit compoiste, bồn nước compoiste, tàu thuyền, thùng chở hàng composite.

21 thg 4, 2016




TOÀN TIẾN COMPOSITE - TỪ 2005
Phân phối & cung cấp vật liệu composite từ 2005 | Hotline - 0918436625
Nguyên liệu sx chính: Sợi thủy tinh - Nhựa Polyester Resin - Nhựa Vinylester Resin
Sản phẩm FRP: Tàu thuyền cano, Bồn chứa, Thùng rác, Đồ chơi, Ống, Phụ kiện ôtô, Chậu cây...
Dịch vụ FRP: Bọc phủ, Chống thấm, Sửa chữa sản phẩm frp...




TOÀN TIẾN COMPOSITE - TỪ 2005
Phân phối & cung cấp vật liệu composite từ 2005 | Hotline - 0918436625
Nguyên liệu sx chính: Sợi thủy tinh - Nhựa Polyester Resin - Nhựa Vinylester Resin
Sản phẩm FRP: Tàu thuyền cano, Bồn chứa, Thùng rác, Đồ chơi, Ống, Phụ kiện ôtô, Chậu cây...
Dịch vụ FRP: Bọc phủ, Chống thấm, Sửa chữa sản phẩm frp...

11 thg 12, 2015

TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT TÀU THUYỀN COMPOSITE FRP

Click vào nguyên vật liệu bên dưới để xem thông tin chi tiết
Liên hệ 0918.436 625 để được tư vấn thêm.

1. Nhựa (keo) Polyester Resin 8120

2. Nhựa (keo) Vinylester Resin RIPOXY 802

3. Sợi thủy tinh CSM KCC

4. Sợi thủy tinh ROVING EWR

5. Sợi thủy tinh TISSUE

6. Gelcoat trắng LB9777

7. Gelcoat trong LB9888

8. Bột nhẹ QCELL 5020

9. Chất xúc tác Butanox

10. Cobalt promoter 6%

11. Màu Polyton các loại

12. Carbon fiber (thường dùng cho du thuyền)


13. Tooling Gelcoat (dùng khi làm khuôn)

KỸ THUẬT VỀ TÀU THUYỀN COMPOSITE FRP


TOÀN TIẾN COMPOSITE - TỪ 2005
Phân phối & cung cấp vật liệu composite từ 2005 | Hotline - 0918.436.625
Nguyên liệu sx chính: Sợi thủy tinh - Nhựa Polyester Resin - Nhựa Vinylester Resin
Sản phẩm FRP: Tàu thuyền cano, Bồn chứa, Thùng rác, Đồ chơi, Ống, Phụ kiện ôtô, Chậu cây...
Dịch vụ FRP: Bọc phủ, Chống thấm, Sửa chữa sản phẩm frp...

[DỊCH VỤ COMPOSITE FRP] Bọc Phủ Composite FRP


BỌC PHỦ COMPOSITE FRP CHỐNG THẤM, KHÁNG ĂN MÒN HÓA CHẤT, CHỊU NHIỆT ĐỘ CAO
Bọc phủ composite chất lượng trong một vài ứng dụng cụ thể, chúng ta bắt buộc phải sử dụng các bồn, bể bằng Bêtông, bằng thép,…để chứa nước thải, hóa chất,…Trong quá trình sử dụng các bồn, bể này hoặc bị thấm nước, thấm hóa chất ra bên ngoài hoặc bị hóa chất gây ăn mòn các bồn bể này gây hư hại và nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh. Yêu cầu đặt ra là phải khắc phục các hiện tượng này. Bọc phủ Composite FRP được coi như là một giài pháp tối ưu nhất được sử dụng để khắc phục hiện tượng này.
A.PHẠM VI ỨNG DỤNG
NHIỆT ĐỘ SỬ DỤNG: Nhiệt độ sử dụng có thể lên đến 2100C.

B. MỤC ĐÍCH
1. Ngăn chặn những nguy cơ gây hại đến sức khỏe và an toàn công nghiệp do rò rỉ hóa chất trong bể chứa hóa chất và giảm ô nhiễm cho môi trường xung quanh 
2. Đem lại những lựa chọn lí tưởng khác về việc thi công bề mặt bảo vệ chịu nén, chống ăn mòn với giá thành thấp.

C.THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
Tùy vào mục đích sử dụng bọc phủ composite chất lượng khác nhau mà chúng ta có thể thiết kế cấu trúc các lớp Composite FRP khác nhau.

D.NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG
Sợi thuỷ tinh CSM KCC (KOREA) , Roving , Tissue…
Nhựa (KEO)
  • Dòng nhựa Vinyleter RIPOXY R802 chống ăn kháng hóa chất dùng trong điều kiện dưới 100 độ
  • Dòng nhựa Vinyleter RIPOXY H630 chống ăn kháng hóa chất dùng trong điều kiện 100-160 độ
  • Dòng nhựa lót cho bê tông Vinylester CP-99
  • Dòng nhựa lót cho thép Vinylester CP-984M
  • Dòng nhựa lót cho Inox Vinylester CP-984B

Bọc phủ composite chất lượng là tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta sử dụng loại nhựa và loại sợi thủy tinh, số lớp sợi thủy tinh cho hợp lý. Cho nên việc lựa chọn nguyên liệu và kết cấu của lớp Composite FRP đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng là một nghệ thuật, đòi hỏi nhà sản xuất phải có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này.


TOÀN TIẾN COMPOSITE - TỪ 2005
Phân phối & cung cấp vật liệu composite từ 2005 | Hotline - 0918.436. 625
Nguyên liệu sx chính: Sợi thủy tinh - Nhựa Polyester Resin - Nhựa Vinylester Resin
Sản phẩm FRP: Tàu thuyền cano, Bồn chứa, Thùng rác, Đồ chơi, Ống, Phụ kiện ôtô, Chậu cây...
Dịch vụ FRP: Bọc phủ, Chống thấm, Sửa chữa sản phẩm frp...

CHỐNG THẤM FRP COMPOSITE [CÔNG NGHIỆP & DÂN DỤNG]

GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM HIỆU QUẢ & KINH TẾ NHẤT
CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP - DÂN DỤNG
- Chống thấm nước mưa
- Chống thấm để trồng rau sân thượng
- Chống thấm bể nước ăn, nước sinh hoạt
- Chống thấm bể cá, hồ bơi ngoài trời
- Chống thấm đường dẫn nước
- Chống thấm sân thượng
- Chống thấm bể nước thải
Dưới đây là một số công trình đã thi công












TOÀN TIẾN COMPOSITE - 0918.436.625



TOÀN TIẾN COMPOSITE - TỪ 2005
Phân phối & cung cấp vật liệu composite từ 2005 | Hotline - 0918.436.625
Nguyên liệu sx chính: Sợi thủy tinh - Nhựa Polyester Resin - Nhựa Vinylester Resin
Sản phẩm FRP: Tàu thuyền cano, Bồn chứa, Thùng rác, Đồ chơi, Ống, Phụ kiện ôtô, Chậu cây...
Dịch vụ FRP: Bọc phủ, Chống thấm, Sửa chữa sản phẩm frp...

THIẾT KẾ BỒN CHỨA COMPOSITE FRP [NHẬN THIẾT KẾ & SẢN XUẤT]

CÁC DỮ LIỆU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI THIẾT KẾ
Với các bồn có dung tích nhỏ, không quá vài mét khối dung tích, thì có thể chế tạo chủ yếu theo kinh nghiệm từ các khuôn 2 nửa. Nhưng với các bồn chứa lớn hàng chục, hàng trăm mét khối dung tích, thì việc thiết kế và tính toán trở thành quan trọng, không thể coi nhẹ. Nếu chỉ dựa theo kinh nghiệm đơn thuần thì không thể giải đáp được câu hỏi như liệu chiều dày ấy, kích thước ấy có chịu được những ứng lực tác động lên bồn chứa không? Câu hỏi này chỉ có thể giải đáp bằng tính toán.

Khi thiết kế, chế tạo một bồn chứa nào đó bạn phải tìm hiểu các thông tin sau:

Dung tích bồn: dung tích của bồn bao giờ cũng phải bằng hoặc lớn hợ dung tích chất lỏng cần chứa trong bồn. Đây là xuất phát điểm đầu tiên.  
Kiểu dáng bồn: hình trụ, hình hộp hay hình dạng khác do nhà thiết kế tự chọn, nhưng cũng có trường hợp do diện tích đặt bồn bị khống chế hoặc do khách hàng yêu cầu. Kiểu dáng bồn liên quan đến phương pháp tính toán, giá thành và công nghệ thi công. 
Nhẵn bóng mặt trong hay mặt ngoài, hoặc nhẵn bóng cả hai mặt: yêu cầu này liên quan đến công nghệ và biện pháp thi công. Nếu nhẵn mặt trong thì phải có khuôn đực, nhẵn mặt ngoài phải có khuôn cái. Nếu nhẵn cả hai mặt thì phải có cả khuôn đực và cái (công nghệ RTM). 
Chất lỏng sẽ chứa trong bồn: tức công dụng của bồn. Điều này có liên quan đến việc chọn lựa nguyên liệu cho phù hợp. 
Kích thước tối đa cho phép của bồn: Liên quan đến vị trí đặt bồn. Nếu vị trí không bị khống chế thì người thiết kế được thoải mái lựa chọn cho phù hợp với biện pháp thi công của mình. Nhưng nhiều khi bị khống chế chiều rộng, đường kính,v.v.. thì phải điều chỉnh cho phù hợp. Có trường hợp phải vận chuyển bồn đến vị trí đặt, thì kích thước bồn phải phù hợ với lòng xe và luật giao thông cho phép. Ngoài ra còn liên quan đến biện pháo cẩu lên xe và từ xe xuống sao cho không ảnh hưởng đến chất lượng của bồn. 

Những dữ liệu nêu trên rất quan trọng để người thiết kế và nhà chế tạo có được một thiết kế và biện pháp thi công tối ưu, đảm bảo chất lượng sản phẩm.


TOÀN TIẾN COMPOSITE - TỪ 2005
Phân phối & cung cấp vật liệu composite từ 2005 | Hotline - 0918.436.625
Nguyên liệu sx chính: Sợi thủy tinh - Nhựa Polyester Resin - Nhựa Vinylester Resin
Sản phẩm FRP: Tàu thuyền cano, Bồn chứa, Thùng rác, Đồ chơi, Ống, Phụ kiện ôtô, Chậu cây...
Dịch vụ FRP: Bọc phủ, Chống thấm, Sửa chữa sản phẩm frp...

BỒN CHỨA COMPOSITE FRP [NHẬN THIẾT KẾ & SẢN XUẤT]

Trước hết, đối với mỗi loại chất lỏng chứa trong bồn đều có đặc tính hoá học riêng cho nên phải lựa chọn loại resin phù hợp.

Nhận thiết kế & sản xuất bồn composite frp - 0949.329.799
Gửi thông tin kỹ thuật & nhu cầu về email: frp.vn@outlook.com


BỒN COMPOSITE FRP CHỨA NƯỚC:
Nếu chỉ chứa nước giặt, tắm, rửa, vệ sinh thì không có gì đáng phải lưu ý thêm. Nhưng nếu là nước để ăn, uống thì tốt nhất mặt trong bồn phải là lớp gelcoat nhẵn bóng. 

Cần lưu ý các điểm sau:
Bề mặt bên trong tiếp xúc với nước phải nhẵn, bóng, đảm bảo rằng không có sợi thuỷ tinh rây rớt vào nước. Trường hợp mặt trong không nhẵn (như lớp gelcoat ở mặt ngoài) thì phủ một lớp gelcoat có pha wax lỏng. Lớp này phủ kín các đầu sợi thuỷ tinh đồng thời làm nhẵn, dễ lau chùi bồn. 
Để tránh mùi của styren thì sản phẩm sau khi hoàn tất phải để ít nhất 7 ngày cho bay hết mùi rồi mới sử dụng. Hoặc nếu muốn sử dụng sớm hơn thì có thể dùng nước nóng dội nhiều lần (khoảng 10 lần) để loại trừ hết styren, khử mùi, rồi mới sử dụng nếu có điều kiện. Cũng có thể kết hợp với hơi nước để khử mùi. Cần lưu ý rằng FRP không độc hại, nhưng với hàm lượng styren còn lưu lại nhiều sau khi đóng rắn mà sử dụng ngay là không tốt. Với các bồn chứa nước lâu dài trên tàu thuỷ chẳng hạn, thì nhất thiết phải khử hết mùi rồi hãy chứ nước sinh hoạt. Với các bồn nước dùng cho gia đình thường xuyên sử dụng, thường xuyên thay nước mới thì không đáng ngại, mùi sẽ nhanh chóng bay hết. 
Liên hệ 0949 329 799 để được tư vấn loại Gelcoat phù hợp.
  

BỒN COMPOSITE FRP CHỨA NHIÊN LIỆU:
Bề mặt trong phải là lớp gelcoat có chiều dày thích hợp và bóng nhắn hoàn hảo để tránh các sợi thuỷ tinh lâu ngày có thể rớt xuống nhiên liệu rồi vào buồng đốt động cơ, gây tác hại. Nên dùng loại gelcoat dẻo một chút để tránh khả năng bị rạn nứt lớp gelcoat do chấn động. 
BỒN COMPOSITE FRP CHỨA DUNG MÔI
Đặc tính chịu hoá chất của resin để làm loại bồn này chúng tôi sẽ đề cập sau. Với dung môi thì tốt nhất phải chọn loại resin chịu hoá chất. Tốt hơn thì dùng epoxy, furan hay vinylester dùng thay cho polyester. Qua kiểm nghiệm chất lượng của các sản phẩm mà chúng tôi đã sản xuất, cho thấy polyester đa dụng có thể chịu được tác dụng của nhiều loại hoá chất, trong dung môi với mức nồng độ khác nhau, nhưng thấp nhất 15% tuỳ theo từng loại hoá chất.

Liên hệ 0949 329 799 để được tư vấn loại Vinylester Resin phù hợp.  
- Vinylester Resin chịu nhiệt độ cao 0 - 160 độ
- Vinylester Resin chịu axit... 


TOÀN TIẾN COMPOSITE - TỪ 2005
Phân phối & cung cấp vật liệu composite từ 2005 | Hotline - 0949.329.799
SP Chính: Sợi thủy tinh - Nhựa Polyester Resin - Nhựa Vinylester Resin
Keyword: bán sợi thủy tinh hcm, bán nhựa polyester tại hcm, bán nhựa vinyl tại hcm, nhà phân phối sợi thủy tinh, mua sợi thủy tinh ở đâu giá tốt nhất, bán sợi thủy tinh tại Đà Nẵng, vật liệu composite, nguyên vật liệu composite, sợi thủy tinh direct roving, sợi thủy tinh woven roving, sợi thủy tinh mat, chopped strand mat, nguyên vật liệu sản xuất tàu composite, nguyên vật liệu sản xuất bồn composite.

THÙNG RÁC COMPOSITE FRP [THIẾT KẾ & SẢN XUẤT]

Hotline: 0949.329.799 - 0964.329.799
PHÂN PHỐI NGUYÊN LIỆU FRP TRÊN 10 NĂM + KINH NGHIỆM SX THÙNG RÁC TRÊN 20 NĂM + CÔNG NGHỆ SX NHẬT BẢN 
= CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT + GIÁ CẠNH TRANH NHẤT.

1.Thùng rác composite FRP 660 lít (bánh lớn)


  • Mã số: XTL 660
  • Kích thước: 132 x 97 x 110 (cm)
  • Dung tích: 660 lít

2.Thùng rác composite FRP 660 lít (bánh nhỏ)

  • Mã số: XTN 660
  • Kích thước: 126 x 86 x 106 (cm)
  • Dung tích: 660 lít

3.Thùng rác composite FRP 240 lít
  • Mã số: MT240
  • Kích thước: 60 x 60 x 100 (cm)
  • Dung tích: 240 lít

4.Thùng rác composite FRP 140 lít
  • Mã số: MT140
  • Kích thước: 40 x 42 x 90 (cm)
  • Dung tích: 140 lít

5.Thùng rác composite FRP 50 lít
  • Mã số: NL50
  • Kích thước: 45 x 35 x 75 (cm)
  • Dung tích: 50 lít

6.Thùng rác composite FRP 50 lít giả đá
  • Mã số: NLD50
  • Kích thước: 45 x 35 x 80 (cm)
  • Dung tích: 50 lít


TOÀN TIẾN COMPOSITE - TỪ 2005
Phân phối & cung cấp vật liệu composite từ 2005 | Hotline - 0949.329.799
Keyword: bán sợi thủy tinh hcm, bán nhựa polyester tại hcm, bán nhựa vinyl tại hcm, nhà phân phối sợi thủy tinh, mua sợi thủy tinh ở đâu giá tốt nhất, bán sợi thủy tinh tại Đà Nẵng, vật liệu composite, nguyên vật liệu composite, sợi thủy tinh direct roving, sợi thủy tinh woven roving, sợi thủy tinh mat, chopped strand mat, nguyên vật liệu sản xuất tàu composite, nguyên vật liệu sản xuất bồn composite.

1 thg 12, 2015

MÔ HÌNH TÍNH TOÁN SỨC BỀN VỎ TÀU FRP

VỎ TÀU – PANEL ĐƠN
Các panel đơn nói chung đều được coi như tấm bản cố định các cạnh và chịu tải phân bổ đều, do đó ứng suất uốn và độ võng (biến dạng) đều được tính toán theo lý thuyết sức bền vật liệu thông thường. Mô hình tính toán là tấm, thanh đặt trên 3 điểm tựa và chịu tải uốn phân bổ đều như minh họa dưới đây. Còn tấm bản khi tỷ lệ chiều dài trên chiều rộng (dài/rộng) lớn hơn 2 thì coi như dầm ngàm 2 đầu. Nếu độ biến dạng, dưới tác động của lực vượt quá ½ chiều dày panel, thì phải xem xét ứng suất.


Panel cong thường cứng vững hơn panel thẳng. Dạng panel cong rất nhiều ở vỏ tàu, và có ý nghĩa rõ rệt về khả năng chịu lực uốn. Nếu vỏ tàu có dạng cong như thế, thì có thể coi như một dầm liên tục tựa trên vài điểm đỡ (dầm dọc) hình dưới đây bọc nửa chu vi mặt cắt của tàu. Trên hình minh họa vỏ đơn của tàu được coi như một dầm liên tục, tựa toàn phần lên các dầm dọc và một phần ở hông tàu. Các đường ngắt quãng là biến dạng của panel khi chịu tải.


PANEL KÉP – VỎ TÀU KÉP SANDWICH
Với panel kép – sandwich thì việc phần tích lực phức tạp hơn vì có 2 loại vật liệu: áo và lõi. Nhưng ta có thể đơn giản hóa bằng cách chuyển đổi nó thành mô hình panel đơn tương đương trên cơ sở momen quán tính tương đương (cho biến dạng) hoặc môdun tương đương (cho ứng lực) và phân tích ứng lực như một panel đơn.
Trường hợp lõi là gỗ dán thì nếu lớp áo FRP mỏng sẽ không đóng vai trò gì đáng kể, bởi lẽ môdun đàn hồi của FRP và gỗ gần như nhau, mọi ứng lực dường như gỗ chịu là chủ yếu. Nhưng nếu lắp áo FRP dày, hoặc có môdun đàn hồi cao hơn gỗ dán đáng kể thì phải xác định sức phân bố thực tế của ứng lực (ứng suất) cho lõi gỗ vào áo FRP như thể hiện trên hình dưới đây.








DẦM – XÀ
Thường các dầm, xà nói chung đều được tính toán theo ứng suất kéo hoặc nén tùy cơ sở lý thuyết sức bền vật liệu. Ứng suất cắt thường ít khi phải kiểm tra, nhưng cần lưu ý khi dầm FRP ngắn và sân thì sự phân bổ ứng suất cắt cho dầm FRP lại có ý nghĩa và nên xem xét. Khoảng cách có ảnh hưởng thực tế của vỏ tàu (panel) đối với dầm gia cường được giới thiệu ở hình bên dưới.


TRỤ CỘT
Với trụ hoặc cột đỡ FRP được thiết kế theo sức bền nén, áp dụng các công thức Euler.
Qua trình bày trên đây ta thấy quá trình thiết kế cho tàu FRP dựa trên cơ sở đặc tính của Laminat theo chiều 0 độ của sợi dọc và nghiêng toàn phần 90 độ, hiếm khi phải xem xét sức bền thấp ở 45 độ. Quá trình thiết kế nêu trên không áp dụng nghiêm ngặt cho laminat – sợi một chiều, tuy nhiên thực tế vẫn được áp dụng với độ chính xác gần đúng có thể chấp nhận được.

NGUYÊN VẬT LIỆU CẦN THIẾT CHO SX TÀU FRP
Liên hệ để được tư vấn chi tiết: 0964.329.799
- Nhựa Polyester Resin
- Nhựa Vinylester Resin
- Sợi MAT
- Sợi ROVING
- Sợi TISSUE
- Gelcoat
- Butanox
- Màu Polyton
- Bột nhẹ, chất độn
- ACETONE
- WAX
...



TOÀN TIẾN COMPOSITE
Phân phối & cung cấp vật liệu composite từ 2005 | Hotline - 0949.329.799
SP Chính: Sợi thủy tinh - Nhựa Polyester Resin - Nhựa Vinylester Resin
Keyword: bán sợi thủy tinh hcm, bán nhựa polyester tại hcm, bán nhựa vinyl tại hcm, nhà phân phối sợi thủy tinh, mua sợi thủy tinh ở đâu giá tốt nhất, bán sợi thủy tinh tại Đà Nẵng, vật liệu composite, nguyên vật liệu composite, sợi thủy tinh direct roving, sợi thủy tinh woven roving, sợi thủy tinh mat, chopped strand mat, nguyên vật liệu sản xuất tàu composite, nguyên vật liệu sản xuất bồn composite.

28 thg 11, 2015

[TÀU THUYỀN FRP] THAM KHẢO QUY TRÌNH THI CÔNG TÀU THUYỀN COMPOSITES



Click để tham gia cộng đồng TÀU THUYỀN COMPOSITE VN

I. Chế tạo khuôn. 
1: Nguyên tắc chung.
  • Khuôn được chế tạo 1 lần, bỏ qua giai đoạn làm dưỡng.
  • Vật liệu chế tạo khuôn: Gỗ nhóm 4.
2: Các bước tiến hành.
  • Bước 1: Từ bản vẽ đường hình, thực hiện công đoạn phóng dạng như đối với việc đóng mới một tàu thông thường.
  • Bước 2: Tiến hành chế tạo các khoảng sườn. Ở các vị trí gấp khúc của sườn, ta sử dụng mã gia cường như trong trường hợp tàu gỗ. Khung sườn được đặt thẳng trên nền bằng các chân gỗ, sau đó đặt các khung sườn theo đúng vị trí ghi trên nền nhà xưởng.
  • Bước 3: Tiến hành cân chỉnh khung sườn, sao cho các vị trí đường nước vạch trên thân sườn là hoàn toàn ở cùng độ cao các vị trí cắt dọc giữa. Việc cân chỉnh này được thực hiện giống như khi dựng khung xương tàu vỏ gỗ hoặc vỏ thép.
  • Bước 4: Dùng gỗ dày 10mm, bào láng một mặt ốp vào phía trong của khung sườn. Khi đó, mặt trong của khuôn có hình dạng giống hình dáng bên ngoài vỏ thuyền. Phủ lên bề mặt trong khuôn bằng formica sẽ làm cho việc tách khuôn dễ dàng hơn.
3:  Xử lý khuôn.
  • Việc tiến hành xử lý khuôn nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn tách khuôn sau này. Việc xử lý khuôn được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Cân chỉnh khuôn:
   Khuôn gỗ rất dễ bị biến dạng trong quá trình chế tạo và dịch chuyển, nhất là sau khi ghép lại để thi công vỏ ở lần tiếp theo. Công đoạn cân chỉnh khuôn nhằm khôi phục lại hình dạng ban đầu của khuôn.
Bước 2: Xử lý bề mặt khuôn:
  • Mục đích: Tạo độ bóng bề mặt khuôn để sản phẩm sau khi tách ra khỏi khuôn có độ bóng cao.
  • Phương pháp thực hiện: Việc xử lý bề mặt được thực hiện như làm dưỡng tàu, nhưng đơn giản hơn nhiều, vì bản thân lớp formica lót trong bề mặt khuôn có độ bóng rất sao, chỉ cần matít ở các vị trí mối ghép giữa các tấm formica với nhau. Sau đó dùng giấy nhám mịn để làm bóng khu vực trét matít.
Bước 3: Xử lý chống dính:
Mục đích: Giúp tách sản phẩm ra khỏi khuôn dễ dàng, bảo vệ bề mặt sản phẩm không bị tróc rỗ.

Phương pháp thực hiện:
  • Quét đều lên bề mặt khuôn một lớp dung dịch PVA (Polyvinyl Alcol) nhằm tạo lớp màng ngăn cách, không cho dung môi styren (có mặt trong vật liệu Grelcoat và trong nhựa) xâm nhập vào khu vực có trét matít. Chiều dày lớp PVA từ 0,2÷0,3(mm).
  • Sau khi lớp PVA khô hẳn (dùng tay sờ vào bề mặt PVA nếu thấy không dính là được), ta dùng vải sạch thấm Wax (chất chống dính dùng trong chế tạo các sản phẩm GRP) lau liên tục mặt khuôn. Lúc này khuôn đã sẵn sàng cho việc trát vỏ.
4: Trát vỏ.
   Các thao tác thực hiện làm vỏ tàu từ vật liệu GRP với công cụ thô sơ như con lăn hay bằng súng phun đều được gọi tên là dat. Ở đây ta dùng con lăn để dat và dat theo từng lớp. Việc dat vỏ thuyền được thực hiện theo các bước sau:

II. Phun Gelcoat.
   Sau khi bề mặt khuôn đã được chuẩn bị chu đáo, tiến hành phun lớp gelcoat nhờ súng phun gel (giống như phun sơn nhưng áp lực lớn hơn). Lớp gelcoat lá lớp phủ bề mặt nhằm giúp cho vỏ thuyền:
  •  Có độ bóng bề mặt cao.
  •  Có cơ tính cao.
  •  Bền với môi trường nước biển. Chống được hiện tượng thủy phân.
  •  Chịu được tia tử ngoại.
Chiều dày lớp gelcoat khoản 1mm, nên việc phun gel phải được thực hiện làm 2 lần, vừa làm cho lớp gelcoat không bị chảy do quá dày, vừa đảm bảo độ đồng đều chiều dày. Thời gian giữa hai lần phun phải đủ cho lớp đầu tiên khô hoàn toàn (khoảng 12h). Sử dụng gelcoat trong quá trình trát lớp tương tự như dùng nhựa Polyeste, trong đó tỷ lệ chất đông rắn khoàng từ 0,8 ÷ 1 % khi phun ở nhiệt độ thường.

III. Trát các lớp vải
1. Trát lớp CSM đầu tiên.
Lớp sợi thủy tinh đầu tiên trát ngay sau lớp gelcoat phải là lớp CSM. Trát lớp CSM đầu tiên được tiến hành sau khi lớp gelcoat đã đông cứng hoàn toàn. Thời gian từ khi kết thúc việc phun gelcoat cho đến khi bắt đầu trát khoảng 12h. Không nên sớm hơn hoặc muộn hơn do:
  • Nếu trát nhựa vào lớp gel chưa khô hẳn nhựa mới sẽ tham gia phản ứng với lớp gel, làm cho gelcoat bị nhão ra, dẫn đến hiện tượng nhăn bề mặt, kết quả sản phẩm sau khi hoàn thành có lớp bề mặt biến dạng, lớp gel được tách cục bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng lớp vỏ thuyền thúng.
  • Nếu lớp gel đã khô trong thời gian quá lâu (Khoảng vài ngày) sẽ bị chai, dẫn đến giảm khả năng liên kết với lớp nhựa tiếp theo.
  • Trước khi trải lớp CSM, nên trát một lớp nhựa (đã pha đông rắn) lên bề mặt lớp gel, sau đó trải lớp CSM, tiếp tục dùng rulô thấm nhựa cho ngấm đều sợi thủy tinh. Trong quá trình trát, phải đảm bảo tỷ lệ nhựa sợi phù hợp, khi gia công nếu không chú ý dễ xảy ra tình trạng nhựa ngấm vào sợi quá nhiều sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm.
  • Để đảm bảo sự liên kết bền vững giữa lớp gel và lớp GRP đầu tiên nên chọn tấm CSM loại 300 hay 450 g/m2.
2. Trát thứ cấp.
  • Các lớp GRP tiếp theo được trát theo phương thức trải CSM hoặc WR trước, sau đó dùng rulô lăn nhựa đã trộn catalyst cho ngấm đều sợi thủy tinh.
  • Việc trát lớp được thực hiện theo phương thức: Lớp trước đông cứng mới trải lớp tiếp theo hoặc có thể trải đồng thời nhiều lớp cùng lúc. Không được tiến hành quá nhanh song cũng không nên để cho lớp trước đông cứng quá mức. Việc trát lớp không nên tiến hành muộn hơn 12h sau khi đã hoàn thành lớp trước đó. Công việc trát lớp được lập lại cho đến lớp cuối cùng theo yêu cầu của kết cấu vỏ.
3. Các mối nối vải thủy tinh.
Để đảm bảo thuyền có độ bền cao như có thể, khi thi công vỏ thuyền cần phải chú ý đến các nguyên tắc sau:
Khi nối các tấm sợi gia cường:
  •  Tất cả các loại sợi thủy tinh dạng Mat và WR đều được chế tạo và đóng gói dưới dạng cuộn có chiều rộng (còn gọi là khổ) từ 1 ÷ 1,5 m. Như vậy để phủ một diện tích có chiều rộng khá lớn, nhất thiết phải nối nhiều lớp vải lại với nhau. Có hai phương pháp nối chủ yếu: Nối đối đầu và nối chồng.
*Mối nối đối đầu có ưu điểm:
  • Tạo được bề mặt phẳng, không gồ ghề như mối nối đối đầu.
  • Tiết kiệm được vật liệu.
*Mối nối đối đầu có nhược điểm:
  • Sự sai phạm trong thi công mối nối đối đầu sẽ làm giảm sức bền cục bộ, do đó phải xem xét tỉ mỉ nhất là đường liên kết giữa các lớp.
Trong thi công thường sử dụng xen kẽ cả hai phương pháp này.  

4. Thi công các khu vực có độ dày khác nhau.
  • Để đảm bảo độ bền đều, vỏ tàu thường có chiều dày khác nhau tùy theo từng khu vực. Mỗi khu vực trong thân thuyền đòi hỏi được gia công chính xác, phù hợp với chức năng của nó. Khi trát lớp phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật đặt ra cho mỗi chi tiết.
  • Thông thường ky chính có chiều dày lớn hơn chiều dày trung bình của thân vỏ. Ngoài ra ở các khu vực tiếp giáp giữa đáy thuyền với mạn cần phải gia cường thêm để tăng độ cứng vững, thông thường chiều dày lớp bổ sung thêm bằng 0,5 chiều dày lớp vỏ chính.
IV. Chế tạo và gắn các chi tiết vào vỏ.
  • Kết cấu khung sườn trong vỏ thuyền thúng composites chỉ gồm: sường ngang.
  • Với loại cốt sợi được chọn là CSM 450, để đạt được chiều dày của sườn ngang là 4mm cần sử dụng 4 lớp. Quá trình trát lớp cho khung sườn tương tự như trát vỏ thuyền, chỉ khác do khoản cách giữa hai khung sườn liên tiếp là 400mm. Để dễ thi công độ chênh lệch giữa các lớp cốt sợi thủy tinh là 200mm.
*Các bước gắn sườn vào vỏ như sau:
  • Bước 1: Lần lược đặt từng khung sườn vào đúng vị trí của chúng như đã quy định trong hồ sơ thiết kế, muốn thế phải vạch dấu cẩn thận vị trí từng khung sườn trên vỏ tàu bằng phấn hay mực.
  • Bước 2: Cố định từng khung sườn tạm thời vào vỏ nhờ một lớp GRP cốt mát, trát qua một số vị trí cục bộ trên thân khung sườn.
  • Bước 3: Dùng nhựa trộn với thủy tinh vụn trám thật kỹ các khe hở giữa khung sườn và vỏ thuyền. Đây là công đoạn hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức bền thân thuyền thúng. Việc tồn tại những khe hở giữa khung sườn và vỏ thuyền rất dễ dẫn tới hiện tượng tách giữa chúng với nhau khi thuyền hoạt động. Để giảm tối đa khe hở do sai sót khi chế tạo gây ra, khi ghép thường sử dụng những vật nặng để ép sát khung sườn vào vỏ tàu.
  • Bước 4: Trát vật liệu GRP để gắn khung sườn vào vỏ thuyền. Bề mặt vỏ thuyền sau khi gắn xong khung sườn phải phẳng, tránh sự lồi lõm cục bộ dễ dẫn đến tập trung ứng suất.
V. Tách khuôn.
  • Tách khuôn là quá trình tách vỏ thuyền composite ra khỏi khuôn gỗ. Tách khuôn được thực hiện sau quá trình trát vỏ thuyền. Sau khi vỏ thuyền đã được trát đảm bảo về độ dày, bóng bề mặt thì vỏ thuyền sẽ được để đông cứng hoàn toàn. Sau khi vỏ thuyền đã đông cứng hoàn toàn thì dùng súng bắn hơi để tách khuôn. Dùng súng bắn vào những lỗ nhỏ ở khuôn (đã được khoan trước) đẩy hơi vào giữa hai lớp vỏ thuyền và khuôn, hơi với áp lực cao sẽ tách hai lớp này ra.
VI. Mài nhẵn.
  • Dùng máy mài và giấy nhám để làm nhẵn các bề mặt và cạnh thuyền. Mài sao cho đảm bảo được độ bóng bề mặt phải đồng đều
VII. Sơn vỏ.
  • Sau khi hoàn thành quá trình mài nhẵn thì tiến hành sơn vỏ thuyền. Mặt ngoài thuyền thúng sơn màu xanh nước biển, mặt rong sơn màu vàng.


CTY TNHH TM DV TOÀN TIẾN - TOTICO
Phân phối & cung cấp vật liệu composite từ 2005 | Hotline - 0949.329.799
SP Chính: Sợi thủy tinh - Nhựa Polyester Resin - Nhựa Vinylester Resin
Keyword: bán sợi thủy tinh hcm, bán nhựa polyester tại hcm, bán nhựa vinyl tại hcm, nhà phân phối sợi thủy tinh, mua sợi thủy tinh ở đâu giá tốt nhất, bán sợi thủy tinh tại Đà Nẵng, vật liệu composite, nguyên vật liệu composite, sợi thủy tinh direct roving, sợi thủy tinh woven roving, sợi thủy tinh mat, chopped strand mat, nguyên vật liệu sản xuất tàu composite, nguyên vật liệu sản xuất bồn composite.

30 thg 10, 2015

[TÀU THUYỀN FRP] Các đặc tính khác của vật liệu composite FRP

1.SỨC BỀN MỎI
Trên bảng dưới đây là các đồ thị tỷ lệ % sức bền mỏi còn chịu được của laminat FRP, của nhôm, thép mềm trong điều kiện hàn, phụ thuộc vào chu kỳ mỏi. Trường hợp laminat – sợi mội chiều thiếu số liệu về sức bền mỏi, cũng có thể sử dụng đồ thị này. Các đồ thị này áp dụng cho sức bền mỏi về: kéo, uốn, nén, cắt của laminat đối với sự đảo ngược toàn phần của ứng lực. Từ đồ thị ta thấy trong phạm vi chu kỳ mỏi từ 0-10^6 thì sức bền mỏi của FRP so với kim loại nhôm, thép mềm thấp hơn chị khoảng 20%. Với các phần tiếp xúc nhiệt độ nâng cao hoặc trong điều kiện thời tiết gay gắt thì sức bền mỏi thấp hơn như trên đồ thị.

Dưới tác dụng của ứng lực cố định, thì hiện tượng cong trĩu dần do hiện tượng mỏi không đáng kể nếu ở nhiệt độ phòng, và nó giữ được từ 20-30% so với sức bền tối đa.

2.SỨC BỀN VA ĐẬP
Laminat có vải hoặc roving dệt (WR) gia cường thì sức bền va đập gấp hai lần. So với laminat-MAT có cùng chiều dày hoặc trọng lượng. Qua kinh nghiệm các vỏ tàu FRP đã sử dụng cho thấy sức bền va đập của FRP thỏa mãn được các lực va đập thông thường vì tính chất đàn hồi cao của nó. Tuy nhiên cũng chưa thể xác định cụ thể ở mức năng lượng va đập tối thiểu như thế nào (so với thép hoặc nhôm) thì vỏ tàu FRP bị nứt vỡ, nước chảy vào lòng tàu. Dù sao thì kim loại chịu va đập khá hơn FRP, còn FRP chịu khá hơn vỏ gỗ.

3.ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ
Nhiệt độ cao có ảnh hưởng nhiều đến laminat FRP. Sức bền của Laminat FRP với polyester resin ở nhiệt độ nâng cao 200 độ F, 300 độ F và 400 độ F so với khi ở nhiệt độ phòng sẽ giảm tương ứng và còn duy trì được 10%, 50% và 90%. Tuy nhiên các nhà thiết kế tàu nhỏ, cũng không phải lo lắng nhiều bởi lẽ vỏ tàu thường chỉ có thể tiếp xúc nhiệt độ khoảng 150 độ F, trừ đường ống khí xả của động cơ thì đã được cách nhiệt rồi. Còn ở nhiệt độ lạnh hoặc rất lạnh thì đặc tính của Laminat FRP lại tốt hơn cho nên sức bền của vỏ tàu không bị giảm.

4.ĐẶC TÍNH VẬT LIỆU LÕI
Trong bảng dưới đây là đặc tính vật lý của các loại vật liệu lõi được sử dụng cho tàu FRP. Đặc tính của xốp chất dẻo PVC và PU tỷ lệ thuận với tỷ trọng, cho nên trong trường hợp khác so với tỷ trọng cho trong bảng thì có thể xác định gần đúng các giá trị sức bền bằng cách nhân với tỷ lệ tỷ trọng.

5.XÁC ĐỊNH TRỌNG LƯỢNG VỎ TÀU FRP
Việc xác định trọng lượng của vỏ tàu FRP khó hơn nhiều so với các vật liệu khác vì cấu trúc của nó phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố và thành phần. Để xác định trọng lượng laminat thì có thể sử dụng bảng dưới đây công thêm 0,1 – 0,2 pounds trên mỗi feet vuông trọng lượng gelcoat (vì số liệu ở bảng này không kể đến trọng lượng gelcoat). Trường hợp dùng resin cháy chậm thì tỷ trọng của nó khoảng 1,33, trong khi polyester 1,15 và vinyl ester 1,05, do đó nếu 35% sợi thủy tinh trong laminat, còn lại 65% thuộc resin phải tăng giá trị trong bảng này theo tỷ lệ tương ứng 1,33/1,15 và 1,33/1,05.

Trường hợp laminat sợi một chiều, có thể tính như ví dụ sau: Một laminat có 10 lớp vải 1 chiều 16 oz và hàm lượng sợi gia cường chiếm 65%:

Trọng lượng sợi thủy tinh:
10x16=160 oz tương đương 1,11 lb/ft^3
Tổng trọng lượng của laminat sẽ là: 1,11/0,65 = 1,7 lb/ft^3
Trọng lượng resin sẽ là: 1,7 x 0,35 = 0,595 lb/ft^3
Thực ra với laminat MAT và roving dệt cũng có thể tính như trên, nhưng mất nhiều công so với dùng bảng trên.

Khi tính trọng lượng của vỏ tàu cũng cần lưu ý: khoảng 5% vải gia cường sẽ được cắt bỏ, nên cũng phải trừ đi trọng lượng này. Tùy theo cỡ, loại tàu, tỷ lệ FRP và các vật liệu khác nhau tham gia trong kết cấu vỏ tàu, nên việc so sánh trọng lượng vỏ tàu bằng vật liệu khác cũng rất khác nhau. Tuy nhiên nói chung trọng lượng vỏ tàu FRP dùng roving dệt có thể bằng 50-60% trọng lượng của vỏ tàu cùng cỡ làm bằng gỗ, thép hoặc xi măng lưới thép.

Ví dụ với tàu kéo 110 foots: bằng gỗ nặng 120 tấn, thép: 130 tấn còn FRP: 75 tán, nhẹ hơn khoảng 30-50%. Tàu đánh tôm 70-75 foots bằng FRP nhẹ hơn 20-25% so với vật liệu thép. Nếu kết hợp sợi thủy tinh với sợi carbon thì trọng lượng vỏ tàu FRP nhẹ hơn tàu thép đến 40%. Việc giảm trọng lượng này có nghĩa là giảm được lượng chiếm nước, hoặc cho phép sức chở lớn hơn, hoặc lắp them được nhiều thiết bị khác và cũng giảm được chi phí nhiên liệu. Đây cũng chính là lợi thế của vật liệu FRP.


CTY TNHH TM DV TOÀN TIẾN - TOTICO
Phân phối & cung cấp vật liệu composite từ 2005 | Hotline - 0918.436.625
SP Chính: Sợi thủy tinh - Nhựa Polyester Resin - Nhựa Vinylester Resin
Keyword: bán sợi thủy tinh hcm, bán nhựa polyester tại hcm, bán nhựa vinyl tại hcm, nhà phân phối sợi thủy tinh, mua sợi thủy tinh ở đâu giá tốt nhất, bán sợi thủy tinh tại Đà Nẵng, vật liệu composite, nguyên vật liệu composite, sợi thủy tinh direct roving, sợi thủy tinh woven roving, sợi thủy tinh mat, chopped strand mat, nguyên vật liệu sản xuất tàu composite, nguyên vật liệu sản xuất bồn composite.

SẢN PHẨM COMPOSITE FRP

DỊCH VỤ COMPOSITE FRP

NGUYÊN VẬT SẢN XUẤT

NGUYÊN VẬT LIỆU COMPOSITE

TIN TỨC - KỸ THUẬT FRP

CHIA SẺ BLOG NÀY

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Plagiarism Checker