1 thg 12, 2015

MÔ HÌNH TÍNH TOÁN SỨC BỀN VỎ TÀU FRP

VỎ TÀU – PANEL ĐƠN
Các panel đơn nói chung đều được coi như tấm bản cố định các cạnh và chịu tải phân bổ đều, do đó ứng suất uốn và độ võng (biến dạng) đều được tính toán theo lý thuyết sức bền vật liệu thông thường. Mô hình tính toán là tấm, thanh đặt trên 3 điểm tựa và chịu tải uốn phân bổ đều như minh họa dưới đây. Còn tấm bản khi tỷ lệ chiều dài trên chiều rộng (dài/rộng) lớn hơn 2 thì coi như dầm ngàm 2 đầu. Nếu độ biến dạng, dưới tác động của lực vượt quá ½ chiều dày panel, thì phải xem xét ứng suất.


Panel cong thường cứng vững hơn panel thẳng. Dạng panel cong rất nhiều ở vỏ tàu, và có ý nghĩa rõ rệt về khả năng chịu lực uốn. Nếu vỏ tàu có dạng cong như thế, thì có thể coi như một dầm liên tục tựa trên vài điểm đỡ (dầm dọc) hình dưới đây bọc nửa chu vi mặt cắt của tàu. Trên hình minh họa vỏ đơn của tàu được coi như một dầm liên tục, tựa toàn phần lên các dầm dọc và một phần ở hông tàu. Các đường ngắt quãng là biến dạng của panel khi chịu tải.


PANEL KÉP – VỎ TÀU KÉP SANDWICH
Với panel kép – sandwich thì việc phần tích lực phức tạp hơn vì có 2 loại vật liệu: áo và lõi. Nhưng ta có thể đơn giản hóa bằng cách chuyển đổi nó thành mô hình panel đơn tương đương trên cơ sở momen quán tính tương đương (cho biến dạng) hoặc môdun tương đương (cho ứng lực) và phân tích ứng lực như một panel đơn.
Trường hợp lõi là gỗ dán thì nếu lớp áo FRP mỏng sẽ không đóng vai trò gì đáng kể, bởi lẽ môdun đàn hồi của FRP và gỗ gần như nhau, mọi ứng lực dường như gỗ chịu là chủ yếu. Nhưng nếu lắp áo FRP dày, hoặc có môdun đàn hồi cao hơn gỗ dán đáng kể thì phải xác định sức phân bố thực tế của ứng lực (ứng suất) cho lõi gỗ vào áo FRP như thể hiện trên hình dưới đây.








DẦM – XÀ
Thường các dầm, xà nói chung đều được tính toán theo ứng suất kéo hoặc nén tùy cơ sở lý thuyết sức bền vật liệu. Ứng suất cắt thường ít khi phải kiểm tra, nhưng cần lưu ý khi dầm FRP ngắn và sân thì sự phân bổ ứng suất cắt cho dầm FRP lại có ý nghĩa và nên xem xét. Khoảng cách có ảnh hưởng thực tế của vỏ tàu (panel) đối với dầm gia cường được giới thiệu ở hình bên dưới.


TRỤ CỘT
Với trụ hoặc cột đỡ FRP được thiết kế theo sức bền nén, áp dụng các công thức Euler.
Qua trình bày trên đây ta thấy quá trình thiết kế cho tàu FRP dựa trên cơ sở đặc tính của Laminat theo chiều 0 độ của sợi dọc và nghiêng toàn phần 90 độ, hiếm khi phải xem xét sức bền thấp ở 45 độ. Quá trình thiết kế nêu trên không áp dụng nghiêm ngặt cho laminat – sợi một chiều, tuy nhiên thực tế vẫn được áp dụng với độ chính xác gần đúng có thể chấp nhận được.

NGUYÊN VẬT LIỆU CẦN THIẾT CHO SX TÀU FRP
Liên hệ để được tư vấn chi tiết: 0964.329.799
- Nhựa Polyester Resin
- Nhựa Vinylester Resin
- Sợi MAT
- Sợi ROVING
- Sợi TISSUE
- Gelcoat
- Butanox
- Màu Polyton
- Bột nhẹ, chất độn
- ACETONE
- WAX
...



TOÀN TIẾN COMPOSITE
Phân phối & cung cấp vật liệu composite từ 2005 | Hotline - 0949.329.799
SP Chính: Sợi thủy tinh - Nhựa Polyester Resin - Nhựa Vinylester Resin
Keyword: bán sợi thủy tinh hcm, bán nhựa polyester tại hcm, bán nhựa vinyl tại hcm, nhà phân phối sợi thủy tinh, mua sợi thủy tinh ở đâu giá tốt nhất, bán sợi thủy tinh tại Đà Nẵng, vật liệu composite, nguyên vật liệu composite, sợi thủy tinh direct roving, sợi thủy tinh woven roving, sợi thủy tinh mat, chopped strand mat, nguyên vật liệu sản xuất tàu composite, nguyên vật liệu sản xuất bồn composite.

SẢN PHẨM COMPOSITE FRP

DỊCH VỤ COMPOSITE FRP

NGUYÊN VẬT SẢN XUẤT

NGUYÊN VẬT LIỆU COMPOSITE

TIN TỨC - KỸ THUẬT FRP

CHIA SẺ BLOG NÀY

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Plagiarism Checker